13 thói quen của những người cực kỳ đáng mến
Và như thế, bạn hoàn toàn có thể rèn luyện hay sửa đổi bản thân theo 13 gợi ý dưới đây, để nhận được nhiều sự yêu thương hay ủng hộ của mọi người. Một số người tôn thờ chủ nghĩa...
Nội dung bài viết
Và như thế, bạn hoàn toàn có thể rèn luyện hay sửa đổi bản thân theo 13 gợi ý dưới đây, để nhận được nhiều sự yêu thương hay ủng hộ của mọi người.
Một số người tôn thờ chủ nghĩa cá nhân và không quá bận tâm tới cách người khác nghĩ về mình. Họ thoải mái với những gì họ có, và cảm thấy khổ sở, mất tự nhiên, nếu bị buộc phải sống “hòa đồng” hơn và gắng lấy lòng những người họ chẳng thích.
Tuy nhiên, chúng ta sống trong một cộng đồng quá lớn, quá nhiều nghĩ suy và soi xét. Bất cứ tương tác xã hội nào, dù là nhỏ nhất, cũng có khả năng gây tác động lớn tới quỹ đạo cuộc sống – tình cảm – sự nghiệp của chúng ta.
Vậy nên, thay vì rút vào vỏ ốc và làm ngơ trước cộng đồng của chính mình, tại sao ta không học cách tạo thiện cảm cũng như đón nhận thiện cảm từ người khác. Không phải lên gân lên cốt, cũng chẳng phải giả tạo hay làm trái cảm xúc của mình, 13 thói quen dưới đây hoàn toàn có thể giúp bạn vừa được lòng người, vừa nhẹ lòng mình một cách hiệu quả và bền vững.
1. Xây dựng thái độ tích cực và không ngại bày tỏ chúng
Sự thật là tỏ ra cay nghiệt, cục cằn trước một vấn đề trong cuộc sống bao giờ cũng dễ hơn học cách bao dung và thông cảm. Tuy nhiên, hãy tự đặt mình vào hoàn cảnh của mọi người, để thấy rằng khi những khó khăn hay nghịch cảnh phát sinh, rất ít người đủ tỉnh táo hay thời gian để có được sự phản hồi thông minh, thỏa đáng nhất. Nhìn thấy lòng hướng thiện cũng như mặt tích cực của người khác cũng là xây dựng lòng hướng thiện và thái độ tính cực cho chính bản thân mình.
2. Giữ giọng điệu bình hòa, thân thiện
Có một sự thật rằng dù bạn tốt bụng và vì người khác đến đâu, quá sắc sảo, chủ động và ăn nói “hiếu chiến” sẽ khiến bạn kém “dễ thương” trong mắt mọi người, kể cả khi bạn đang lớn tiếng đấu tranh cho lẽ phải. Một sự thật đáng buồn, song nó phản ánh logic tự nhiên trong cảm nhận của con người nói chung. Chúng ta thường có xu hướng e dè, né tránh những cá nhân quá nóng nảy, ăn nói đốp chát, mỉa mai trước khi kịp nhận ra họ chẳng có ý gì xấu. Hãy nhìn vào đó để rút kinh nghiệm.
3. Tập trung toàn bộ sự chú ý vào người đang nói
Như đã nói ở trên, nói quá “to” quá “mạnh” khiến mọi người ngại bạn, và ở đây, nói quá nhiều cũng gây tác động tương tự. Thay vì nói, hãy thực sự lắng nghe, theo sát dòng câu chuyện mà ai đó đang kể cho bạn, đặt ra những câu hỏi thể hiện sự quan tâm đúng mực, và chỉ bình luận hay đưa lời khuyên nếu được yêu cầu.
Đôi khi, tất cả những gì chúng ta cần, là một ai đó thật sự lắng nghe.
4. Không nổi nóng
Thói quen số 4 sẽ được hình thành một cách tự nhiên khi bạn kiên trì luyện tập thói quen số 1 và số 2. Tiếp nhận mọi vấn đề ở góc độ bao dung và tích cực, đồng thời kiềm chế sắc thái và giọng điệu của mình có tác dụng như liều thuốc an thần bạn dành cho chính bản thân.
Hãy nhớ câu chuyện về chú bé đóng đinh lên tấm gỗ mỗi lần lên cơn giận dữ, và nhổ bỏ đinh khi áp lực căng thẳng đã qua. Chiếc đinh có thể được loại bỏ, nhưng vết đinh đâm thủng thớ gỗ sẽ còn mãi. Bạn có thể nguôi giận và thoáng chốc trở về con người vui vẻ như xưa, nhưng những tổn thương, khiếp sợ bạn để lại trong tâm trí mọi người sẽ khó lòng xóa bỏ. Hãy cẩn thận với cơn nóng giận của mình!
5. Tập kiên nhẫn
Chờ đợi không hoàn toàn tệ hai như nhiều người vẫn tưởng. Hãy đợi thời điểm thích hợp để phát ngôn, để hành động, để thực hiện một điều bạn cho là đúng đắn.
Bởi kiên nhẫn là dấu hiệu cho thấy sự khôn ngoan và từng trải, tỏ ra kiên nhẫn mà không nóng nảy tức là bạn phát đi một xung tín hiệu rất mạnh: tôi là người điềm tĩnh và đáng tin cậy, hãy lắng nghe và đi theo tôi!
6. Tư duy cởi mở
Hãy luôn sẵn sàng lắng nghe và đón nhận những ý tưởng mới, thậm chí hơi khác thường, của mọi người. Bất kể bạn là sếp hay chỉ là một nhân viên bình thường, nghiêm túc cân nhắc và tán thưởng những triển vọng vượt ra ngoài khuôn khổ không chỉ giúp bạn giành được sự biết ơn, quý mến mà còn giúp bạn tự mở ra những khả năng, cơ hội cho chính mình.
7. Luôn mỉm cười
Bạn có biết Cựu Tổng thống Mỹ Franklin D. Roosevelt từng tiết lộ tài sản giá trị nhất mà ông sở hữu chính là… “nụ cười triệu đô”, thứ khiến người ta tự nguyện gỡ bỏ tâm lý giận dữ, hiếu chiến trong mọi cuộc thương thuyết.
Hãy mỉm cười, với tất cả thái độ trân trọng và tích cực mà bạn có được với cuộc sống và mọi người xung quanh. Nụ cười là cách nhanh nhất và dễ nhất để tạo thiện cảm, vậy sao bạn không thử cơ chứ.
8. Biết điều gì nên nói, điều gì không
Để tránh nói ra những điều không nên không phải, có nguy cơ làm tổn thương người khác hoặc “phát động” một cuộc đấu khẩu vô thưởng vô phạt, tốt nhất hãy suy nghĩ kỹ và chỉ nói ra những điều phù hợp nhất với hoàn cảnh và đối tượng tham gia.
9. Từ bỏ thói quen trì hoãn
Lần lữa, làm một việc mãi không xong hoặc định làm một việc gì đó từ rất lâu nhưng thực tế không bao giờ thực hiện… gửi đi thông điệp về con người thiếu định hướng, thiếu hiệu quả và không đáng tin cậy. Kể cả bạn chỉ đang trì hoãn với những kế hoạch của riêng mình, bạn cũng nên xem xét lại.
10. Làm việc tốt mỗi ngày
Khi bạn làm bất cứ việc tốt nào, cho bất cứ ai, sự tử tế, lòng nhân ái và hướng thiện sẽ ngay lập tức lan tỏa rộng sâu và nhanh chóng. Chính sự lan tỏa đó đem lại niềm hạnh phúc và cảm giác được tri ân cho bạn, chứ không phải là một sự đáp đền hữu hình, cụ thể. Khi làm việc tốt và cảm thấy hạnh phúc, bạn giành được lòng yêu mến chân thành của thế giới xung quanh. Điều này không còn gì phải nghi ngờ nữa.
11. Trân trọng thất bại và rút kinh nghiệm từ chúng
Một người được yêu mến cũng không bao giờ than vãn mãi về những sai lầm hay thất bại đã qua. Họ hiểu rằng chính từ thất bại, họ trải nghiệm, học hỏi và lớn khôn nhiều hơn bao giờ hết.
Trái lại, đay nghiến bản thân vì những điều không đúng xảy ra trong cuộc sống tức là bạn cũng sẵn sàng chì chiết người khác một khi vấn đề phát sinh. Người chẳng thể chấp nhận thực tại không như ý cũng khó tiến bước trên đường đời và thường có xu hướng hủy hoại bản thân cũng như tập thể.
12. Khen ngợi chân thành và nghiêm túc
Dale Canergie, tác giả cuốn đắc nhân tâm nổi tiếng đã vạch ra bản chất tự nhiên của mọi con người trên trái đất: ai cũng muốn mình là quan trọng, được chú ý, được lắng nghe và được ngợi khen. Thật vậy, cảm giác được ngợi khen là một thứ khoái cảm lan tỏa và êm ái tuyệt vời, dù nhiều người hiện nay cứ cố lấp liếm hay chối bỏ thực tế đó.
Hãy khen người khác và đón nhận lời khen người khác dành cho mình. Khen ngợi nhiệt tình và thật lòng, như một cách rèn luyện tư duy tích cực và lan tỏa lòng tử tế. Cũng giống như nụ cười, lời khen gửi đi một thông điệp hòa ái, hữu nghị và lôi kéo mọi người về phía mình.
13. Cuối cùng, đừng cố chấp và hãy tiếp thu
Khi đủ trưởng thành, ta mới nhận ra, dù là trong bất cứ môi trường sinh hoạt nào – gia đình, nhà trường hay công sở - kẻ khó chịu nhất, đáng ngại nhất và khiến chúng ta muốn tránh xa chính là những người cố chấp, bảo thủ, luôn cho rằng mình đúng.
Giống như những kẻ hay chì chiết bản thân và xã hội khi cuộc sống mình hỏng hóc, người cố chấp không để ra bất cứ triển vọng nào cho sự đổi thay, mở mang kiến thức hay tự sửa đổi chính mình. Lắng nghe những bình luận, góp ý, thậm chí chỉ trích là cách chúng ta tìm hiểu về những phản hồi của thế giới dành cho mình, và cân nhắc thay đổi mình cho phù hợp.
Một số người tôn thờ chủ nghĩa cá nhân và không quá bận tâm tới cách người khác nghĩ về mình. Họ thoải mái với những gì họ có, và cảm thấy khổ sở, mất tự nhiên, nếu bị buộc phải sống “hòa đồng” hơn và gắng lấy lòng những người họ chẳng thích.
Tuy nhiên, chúng ta sống trong một cộng đồng quá lớn, quá nhiều nghĩ suy và soi xét. Bất cứ tương tác xã hội nào, dù là nhỏ nhất, cũng có khả năng gây tác động lớn tới quỹ đạo cuộc sống – tình cảm – sự nghiệp của chúng ta.
Vậy nên, thay vì rút vào vỏ ốc và làm ngơ trước cộng đồng của chính mình, tại sao ta không học cách tạo thiện cảm cũng như đón nhận thiện cảm từ người khác. Không phải lên gân lên cốt, cũng chẳng phải giả tạo hay làm trái cảm xúc của mình, 13 thói quen dưới đây hoàn toàn có thể giúp bạn vừa được lòng người, vừa nhẹ lòng mình một cách hiệu quả và bền vững.
1. Xây dựng thái độ tích cực và không ngại bày tỏ chúng
Sự thật là tỏ ra cay nghiệt, cục cằn trước một vấn đề trong cuộc sống bao giờ cũng dễ hơn học cách bao dung và thông cảm. Tuy nhiên, hãy tự đặt mình vào hoàn cảnh của mọi người, để thấy rằng khi những khó khăn hay nghịch cảnh phát sinh, rất ít người đủ tỉnh táo hay thời gian để có được sự phản hồi thông minh, thỏa đáng nhất. Nhìn thấy lòng hướng thiện cũng như mặt tích cực của người khác cũng là xây dựng lòng hướng thiện và thái độ tính cực cho chính bản thân mình.
Thái độ sống tích cực là chìa khóa cho một cuộc đời hài lòng, hạnh phúc. Ảnh minh họa (Viralnovelty.net). |
Có một sự thật rằng dù bạn tốt bụng và vì người khác đến đâu, quá sắc sảo, chủ động và ăn nói “hiếu chiến” sẽ khiến bạn kém “dễ thương” trong mắt mọi người, kể cả khi bạn đang lớn tiếng đấu tranh cho lẽ phải. Một sự thật đáng buồn, song nó phản ánh logic tự nhiên trong cảm nhận của con người nói chung. Chúng ta thường có xu hướng e dè, né tránh những cá nhân quá nóng nảy, ăn nói đốp chát, mỉa mai trước khi kịp nhận ra họ chẳng có ý gì xấu. Hãy nhìn vào đó để rút kinh nghiệm.
3. Tập trung toàn bộ sự chú ý vào người đang nói
Như đã nói ở trên, nói quá “to” quá “mạnh” khiến mọi người ngại bạn, và ở đây, nói quá nhiều cũng gây tác động tương tự. Thay vì nói, hãy thực sự lắng nghe, theo sát dòng câu chuyện mà ai đó đang kể cho bạn, đặt ra những câu hỏi thể hiện sự quan tâm đúng mực, và chỉ bình luận hay đưa lời khuyên nếu được yêu cầu.
Đôi khi, tất cả những gì chúng ta cần, là một ai đó thật sự lắng nghe.
4. Không nổi nóng
Thói quen số 4 sẽ được hình thành một cách tự nhiên khi bạn kiên trì luyện tập thói quen số 1 và số 2. Tiếp nhận mọi vấn đề ở góc độ bao dung và tích cực, đồng thời kiềm chế sắc thái và giọng điệu của mình có tác dụng như liều thuốc an thần bạn dành cho chính bản thân.
Sự giận dữ hay bạo lực giết chết các mối quan hệ và làm tổn thương tâm hồn người khác. Ảnh minh họa (Kinoko Chen). |
5. Tập kiên nhẫn
Chờ đợi không hoàn toàn tệ hai như nhiều người vẫn tưởng. Hãy đợi thời điểm thích hợp để phát ngôn, để hành động, để thực hiện một điều bạn cho là đúng đắn.
Bởi kiên nhẫn là dấu hiệu cho thấy sự khôn ngoan và từng trải, tỏ ra kiên nhẫn mà không nóng nảy tức là bạn phát đi một xung tín hiệu rất mạnh: tôi là người điềm tĩnh và đáng tin cậy, hãy lắng nghe và đi theo tôi!
6. Tư duy cởi mở
Đôi khi, hãy để trí tưởng tượng dẫn lối và sự mới mẻ thôi thúc bạn. Ảnh minh họa (Nastya Kamentsova). |
7. Luôn mỉm cười
Bạn có biết Cựu Tổng thống Mỹ Franklin D. Roosevelt từng tiết lộ tài sản giá trị nhất mà ông sở hữu chính là… “nụ cười triệu đô”, thứ khiến người ta tự nguyện gỡ bỏ tâm lý giận dữ, hiếu chiến trong mọi cuộc thương thuyết.
Một nụ cười có thể làm 'bừng sáng' một ngày cho chính bạn và bất cứ ai. Ảnh minh họa (Internet). |
8. Biết điều gì nên nói, điều gì không
Để tránh nói ra những điều không nên không phải, có nguy cơ làm tổn thương người khác hoặc “phát động” một cuộc đấu khẩu vô thưởng vô phạt, tốt nhất hãy suy nghĩ kỹ và chỉ nói ra những điều phù hợp nhất với hoàn cảnh và đối tượng tham gia.
9. Từ bỏ thói quen trì hoãn
Lần lữa, làm một việc mãi không xong hoặc định làm một việc gì đó từ rất lâu nhưng thực tế không bao giờ thực hiện… gửi đi thông điệp về con người thiếu định hướng, thiếu hiệu quả và không đáng tin cậy. Kể cả bạn chỉ đang trì hoãn với những kế hoạch của riêng mình, bạn cũng nên xem xét lại.
Đừng dễ dãi với những kế hoạch của cuộc đời mình. Ảnh minh họa (Internet). |
Khi bạn làm bất cứ việc tốt nào, cho bất cứ ai, sự tử tế, lòng nhân ái và hướng thiện sẽ ngay lập tức lan tỏa rộng sâu và nhanh chóng. Chính sự lan tỏa đó đem lại niềm hạnh phúc và cảm giác được tri ân cho bạn, chứ không phải là một sự đáp đền hữu hình, cụ thể. Khi làm việc tốt và cảm thấy hạnh phúc, bạn giành được lòng yêu mến chân thành của thế giới xung quanh. Điều này không còn gì phải nghi ngờ nữa.
11. Trân trọng thất bại và rút kinh nghiệm từ chúng
Một người được yêu mến cũng không bao giờ than vãn mãi về những sai lầm hay thất bại đã qua. Họ hiểu rằng chính từ thất bại, họ trải nghiệm, học hỏi và lớn khôn nhiều hơn bao giờ hết.
Trân trọng cuộc sống của mình, mỗi ngày, mỗi giờ. Ảnh minh họa (Puuung). |
12. Khen ngợi chân thành và nghiêm túc
Dale Canergie, tác giả cuốn đắc nhân tâm nổi tiếng đã vạch ra bản chất tự nhiên của mọi con người trên trái đất: ai cũng muốn mình là quan trọng, được chú ý, được lắng nghe và được ngợi khen. Thật vậy, cảm giác được ngợi khen là một thứ khoái cảm lan tỏa và êm ái tuyệt vời, dù nhiều người hiện nay cứ cố lấp liếm hay chối bỏ thực tế đó.
Hãy khen người khác và đón nhận lời khen người khác dành cho mình. Khen ngợi nhiệt tình và thật lòng, như một cách rèn luyện tư duy tích cực và lan tỏa lòng tử tế. Cũng giống như nụ cười, lời khen gửi đi một thông điệp hòa ái, hữu nghị và lôi kéo mọi người về phía mình.
Khen ngợi và bày tỏ lòng yêu mến với mọi người để nhận lại sự tri ân, yêu mến. Ảnh minh họa (Internet). |
Khi đủ trưởng thành, ta mới nhận ra, dù là trong bất cứ môi trường sinh hoạt nào – gia đình, nhà trường hay công sở - kẻ khó chịu nhất, đáng ngại nhất và khiến chúng ta muốn tránh xa chính là những người cố chấp, bảo thủ, luôn cho rằng mình đúng.
Giống như những kẻ hay chì chiết bản thân và xã hội khi cuộc sống mình hỏng hóc, người cố chấp không để ra bất cứ triển vọng nào cho sự đổi thay, mở mang kiến thức hay tự sửa đổi chính mình. Lắng nghe những bình luận, góp ý, thậm chí chỉ trích là cách chúng ta tìm hiểu về những phản hồi của thế giới dành cho mình, và cân nhắc thay đổi mình cho phù hợp.