Người Hàn Quốc thật sự bị ám ảnh bởi ngoại hình?
Chăm chút cho diện mạo bản thân là rất quan trọng. Tuy nhiên bị ám ảnh bởi ngoại hình một cách thái quá thì không hẳn là tốt!
Nội dung bài viết
Một ngày nọ, tôi ghé vào một tiệm ảnh Kodak ở thủ đô Seoul và bước ra với một khuôn mặt hoàn toàn mới, ý tôi là, diện mạo của tôi hoàn toàn khác trên tấm ảnh thẻ đã qua chỉnh sửa Photoshop.
Tất cả những chấm tàn nhang, quầng thâm dưới mắt cũng như nếp nhăn nơi khóe miệng khi cười đã được xóa bỏ. Đôi mắt tôi trở nên hoàn hảo và cân xứng với khuôn mặt hơn, làn da được điều chỉnh cho đều màu và sáng rỡ lên vài tông, chiếc cằm được chỉnh sửa theo đúng mốt V-line như các ngôi sao K-pop.
“Trông em đẹp đó”, người chồng Hàn Quốc của tôi khen ngợi, tuy nhiên anh trầm ngâm một lúc rồi bảo rằng nếu mình là thợ chỉnh sửa ảnh, anh sẽ dùng Photoshop để làm mắt tôi to thêm một chút và môi thì mọng hơn nữa.
“Nhưng như thế thì chẳng còn giống em nữa rồi”, tôi phản đối kèm theo một cái lắc đầu, và thấy quan niệm về vẻ đẹp của vợ chồng tôi khác biệt làm sao. Gương mặt hoàn toàn khác biệt của cô Chang sau khi qua bàn tay thợ Photoshop tại Seoul.
Tôi cảm thấy bản thân như một kẻ lừa đảo khi dùng những tấm ảnh đã chỉnh bằng Photoshop quá lố đến mức khó mà nhận ra chính mình khi nhìn vào đó. Nhưng nhiều người Hàn cũng như chồng tôi dường như chẳng hề do dự trong việc chỉnh sửa dung nhan để vẻ ngoài trở nên thu hút hơn, dù là bằng cách phẫu thuật thẩm mỹ hay dùng Photoshop, miễn là họ thấy điều đó giúp mình đẹp thêm.
Người Hàn Quốc quan niệm “mặt tiền” là tất cả đối với họ. Đó không phải là hình thức đơn thuần, mà là hình ảnh bản thân và danh tiếng cá nhân. Mức độ người Hàn coi trọng “chaemyeon” của mình cũng như người Trung Quốc đề cao thể diện của con người. Theo từ điển trên Naver – công cụ tìm kiếm trên internet phổ biến của người Hàn, “chaemyeon” mang nghĩa vẻ đẹp khuôn mặt cùng với các khía cạnh phẩm chất và danh dự của một cá nhân.
Từ tận trong tiềm thức người Hàn Quốc luôn bị ám ảnh bởi việc phải duy trì hình ảnh cá nhân một cách chỉn chu, đẹp đẽ nhất có thể, từ ăn mặc lộng lẫy, chưng diện phụ kiện trang sức tinh tế đến lái xe hơi sang trọng, sống trong khu dân cư cao cấp. Thậm chí muốn có hình tượng đẹp thì bản thân còn phải được nhận vào trường đại học danh tiếng, tốt nghiệp rồi phải có chỗ làm trong các công ty hàng đầu. Kết quả là, trong xã hội Hàn Quốc, muốn đánh giá ai đó chỉ cần dựa vào các tiêu chí kể trên để xem người này đã đáp ứng được bao nhiêu. Ngoại hình - một trong những tiêu chí hàng đầu khi đánh giá một cá nhân trong xã hội Hàn.
Nhiều người Hàn tin rằng ngoại hình đẹp sẽ mang lại nhiều thuận lợi trong cuộc sống, và đó chính là lợi thế cạnh tranh lớn nhất. Quan niệm ấy ăn sâu vào lối suy nghĩ của mọi người, đến nỗi các sinh viên đại học còn được khuyến khích nên tìm đến dao kéo để trùng tu nhan sắc, nâng cao cơ hội tìm được việc làm trong tương lai, nhất là trong bối cảnh nền kinh tế khó khăn với tỷ lệ thất nghiệp cao như hiện tại.
Bộ Lao động năm ngoái cũng từng lên tiếng chỉ trích trên báo chí về việc các cơ quan quá chú trọng vào ngoại hình như một trong những tiêu chí tiên quyết để tuyển dụng nhân viên. Tuy vậy, dường như phẫu thuật thẩm mỹ vẫn đang là trào lưu thu hút rất nhiều thành phần trong xã hội, điều đó giải thích tại sao Hàn Quốc vẫn nằm trong top đầu những nước có tỷ lệ phẫu thuật thẩm mỹ cao nhất thế giới.
Với việc xem trọng hình thức bên ngoài quá mức như vậy, cũng là chuyện dễ hiểu khi có tới 20% người Hàn đã từng lên bàn phẫu thuật thẩm mỹ, trong đó phổ biến nhất là những ca cắt mí để có đôi mắt hai mí rõ ràng. Hầu như những người nào có điều kiện chi trả cho việc cắt mí cũng sẵn sàng tạm biệt đôi mắt một mí để có một khuôn mặt hoàn hảo hơn. Hay ít nhất, họ cũng sẽ luôn nhờ thợ ảnh dùng Photoshop chỉnh sửa đôi mắt của mình thành hai mí trên những tấm ảnh thẻ hay chân dung. Cắt mí mắt là một trong những ca phẫu thuật phổ biến nhất Hàn Quốc. Thậm chí đây còn là phần thưởng nhiều gia đình dành cho con em khi đến tuổi trưởng thành.
R, một người bạn đến từ Singapore của tôi luôn tấm tắc mỗi khi nhớ lại thời gian cô vừa nhập học tại một trong những đại học danh giá nhất Hàn Quốc nhiều năm trước. Mãi đến khi đến du học tại đây, cô mới nhận thức được việc mình sở hữu đôi mắt hai mí bẩm sinh là niềm ganh tị của hầu hết những người bạn Hàn học cùng lớp. “Mình chưa bao giờ nghĩ rằng sẽ có rất nhiều người trầm trồ ghen tị với đôi mắt hai mí của mình cho tới khi đặt chân đến đây”, cô nói. Thậm chí, R còn suýt ngất khi nghe một người bạn Mỹ gốc Hàn Quốc bảo rằng ban đầu đã lầm tưởng cô từng đi cắt mí để có mắt hai mí, vì đã là người châu Á thì ai cũng có mắt một mí cả! Những người bạn học của R hầu hết đều xuất thân từ gia đình khá giả, họ trao đổi về chuyện phẫu thuật thẩm mỹ rất cởi mở, và những ai đã từng đại tu nhan sắc đều thừa nhận chứ chẳng hề ngại ngùng che giấu.
Những tư tưởng như vậy khiến cho xã hội Hàn Quốc trở nên rất cởi mở khi nói về vấn đề phẫu thuật thẩm mỹ. Nhiều ngôi sao Kpop với ngoại hình long lanh như búp bê không ngần ngại tuyên bố từng cậy nhờ dao kéo. Mức độ phủ sóng rộng khắp của họ trên phim ảnh và MV ca nhạc góp phần củng cố niềm tin đổi đời nhờ phẫu thuật thẩm mỹ của giới trẻ Hàn, và người tiêu dùng thì có hàng ngàn lựa chọn các loại mỹ phẩm cũng như các gói phẫu thuật. Chỉ riêng mình quận Kangnam xa xỉ đã có hơn 500 bệnh viện thẩm mỹ. Ủy ban Thương mại Hàn Quốc cho biết ngành công nghiệp thẩm mỹ nước này trị giá ước tính hơn 5 nghìn tỷ won, chiếm tới ¼ tổng giá trị của toàn thế giới. Quận Kangnam, một trong những khu vực đắt đỏ xa hoa bậc nhất Hàn Quốc là một kinh đô sắc đẹp với hơn 500 bệnh viện thẩm mỹ lớn nhỏ.
Tuy nhiên dường như nhiều người Hàn vẫn không muốn tin vào sự thật rằng phẫu thuật thay đổi ngoại hình, đánh lừa mắt người đối diện nhưng bộ gen di truyền thì không hề nói dối. Em gái nhỏ của tôi đã từng hỏi một câu tinh ý rằng có phải một người bạn của tôi đã phẫu thuật thẩm mỹ không, bởi trông cô ấy chẳng có gì giống hai đứa con của mình. Khi tôi đem chuyện này nói với một bác sỹ thẩm mỹ, tôi thật sự sốc khi nghe người đó nói chuyện đó chẳng hề gì, vì “Chỉ cần đem lũ trẻ đến và phẫu thuật thẩm mỹ luôn là xong”.
Nỗi ám ảnh về hình tượng cá nhân, về ngoại hình và “chaemyeon” của người Hàn dường như đã đi quá giới hạn. Nhiều người có khuynh hướng lạm dụng trang điểm và thẩm mỹ để duy trì hình ảnh đẹp của bản thân. Và theo lời J, một người bạn Hàn của tôi thì “Đó chính là một khía cạnh của văn hóa, rằng tốt khoe xấu che và chúng ta chỉ nên phô bày ra những thứ tốt đẹp của bản thân. Đó là quan niệm từ thời phong kiến, và nhà vua cùng các quý tộc rất đề cao chaemyeon cá nhân”. J cũng nói rằng người Hàn rất chú trọng kiểu cách ăn mặc và cách người khác chăm chút vẻ bề ngoài, vì nhìn vào đó ta có thể đánh giá được một người chăm sóc bản thân và quản lý cuộc sống của mình ra sao. “Nếu bạn ăn mặc tuềnh toàng đồng nghĩa với việc bạn không biết chăm sóc bản thân và lo liệu tốt cho cuộc sống của mình”. Chăm chút cho chaemyeon của bản thân là một kỹ năng quan trọng.
Từ khi đến Seoul, tôi đã bắt đầu quan tâm đến chaemyeon của mình hơn, chẳng hạn như đầu tư cho một tủ quần áo sang trọng, tạm biệt quần ngố, dép lê và áo may ô đơn giản, cố gắng chải chuốt hơn mỗi khi ra ngoài…
Nhưng tôi sẽ không sử dụng tấm ảnh đã Photoshop thái quá đó. Vì đó không phải là chính tôi. Và cuồng “chaemyeon” đến mức này thì có vẻ là hơi quá! Chăm chút cho diện mạo bản thân là rất quan trọng. Tuy nhiên bị ám ảnh bởi ngoại hình một cách thái quá thì không hẳn là tốt!
Tất cả những chấm tàn nhang, quầng thâm dưới mắt cũng như nếp nhăn nơi khóe miệng khi cười đã được xóa bỏ. Đôi mắt tôi trở nên hoàn hảo và cân xứng với khuôn mặt hơn, làn da được điều chỉnh cho đều màu và sáng rỡ lên vài tông, chiếc cằm được chỉnh sửa theo đúng mốt V-line như các ngôi sao K-pop.
“Trông em đẹp đó”, người chồng Hàn Quốc của tôi khen ngợi, tuy nhiên anh trầm ngâm một lúc rồi bảo rằng nếu mình là thợ chỉnh sửa ảnh, anh sẽ dùng Photoshop để làm mắt tôi to thêm một chút và môi thì mọng hơn nữa.
“Nhưng như thế thì chẳng còn giống em nữa rồi”, tôi phản đối kèm theo một cái lắc đầu, và thấy quan niệm về vẻ đẹp của vợ chồng tôi khác biệt làm sao.
Tôi cảm thấy bản thân như một kẻ lừa đảo khi dùng những tấm ảnh đã chỉnh bằng Photoshop quá lố đến mức khó mà nhận ra chính mình khi nhìn vào đó. Nhưng nhiều người Hàn cũng như chồng tôi dường như chẳng hề do dự trong việc chỉnh sửa dung nhan để vẻ ngoài trở nên thu hút hơn, dù là bằng cách phẫu thuật thẩm mỹ hay dùng Photoshop, miễn là họ thấy điều đó giúp mình đẹp thêm.
Người Hàn Quốc quan niệm “mặt tiền” là tất cả đối với họ. Đó không phải là hình thức đơn thuần, mà là hình ảnh bản thân và danh tiếng cá nhân. Mức độ người Hàn coi trọng “chaemyeon” của mình cũng như người Trung Quốc đề cao thể diện của con người. Theo từ điển trên Naver – công cụ tìm kiếm trên internet phổ biến của người Hàn, “chaemyeon” mang nghĩa vẻ đẹp khuôn mặt cùng với các khía cạnh phẩm chất và danh dự của một cá nhân.
Từ tận trong tiềm thức người Hàn Quốc luôn bị ám ảnh bởi việc phải duy trì hình ảnh cá nhân một cách chỉn chu, đẹp đẽ nhất có thể, từ ăn mặc lộng lẫy, chưng diện phụ kiện trang sức tinh tế đến lái xe hơi sang trọng, sống trong khu dân cư cao cấp. Thậm chí muốn có hình tượng đẹp thì bản thân còn phải được nhận vào trường đại học danh tiếng, tốt nghiệp rồi phải có chỗ làm trong các công ty hàng đầu. Kết quả là, trong xã hội Hàn Quốc, muốn đánh giá ai đó chỉ cần dựa vào các tiêu chí kể trên để xem người này đã đáp ứng được bao nhiêu.
Nhiều người Hàn tin rằng ngoại hình đẹp sẽ mang lại nhiều thuận lợi trong cuộc sống, và đó chính là lợi thế cạnh tranh lớn nhất. Quan niệm ấy ăn sâu vào lối suy nghĩ của mọi người, đến nỗi các sinh viên đại học còn được khuyến khích nên tìm đến dao kéo để trùng tu nhan sắc, nâng cao cơ hội tìm được việc làm trong tương lai, nhất là trong bối cảnh nền kinh tế khó khăn với tỷ lệ thất nghiệp cao như hiện tại.
Bộ Lao động năm ngoái cũng từng lên tiếng chỉ trích trên báo chí về việc các cơ quan quá chú trọng vào ngoại hình như một trong những tiêu chí tiên quyết để tuyển dụng nhân viên. Tuy vậy, dường như phẫu thuật thẩm mỹ vẫn đang là trào lưu thu hút rất nhiều thành phần trong xã hội, điều đó giải thích tại sao Hàn Quốc vẫn nằm trong top đầu những nước có tỷ lệ phẫu thuật thẩm mỹ cao nhất thế giới.
Với việc xem trọng hình thức bên ngoài quá mức như vậy, cũng là chuyện dễ hiểu khi có tới 20% người Hàn đã từng lên bàn phẫu thuật thẩm mỹ, trong đó phổ biến nhất là những ca cắt mí để có đôi mắt hai mí rõ ràng. Hầu như những người nào có điều kiện chi trả cho việc cắt mí cũng sẵn sàng tạm biệt đôi mắt một mí để có một khuôn mặt hoàn hảo hơn. Hay ít nhất, họ cũng sẽ luôn nhờ thợ ảnh dùng Photoshop chỉnh sửa đôi mắt của mình thành hai mí trên những tấm ảnh thẻ hay chân dung.
R, một người bạn đến từ Singapore của tôi luôn tấm tắc mỗi khi nhớ lại thời gian cô vừa nhập học tại một trong những đại học danh giá nhất Hàn Quốc nhiều năm trước. Mãi đến khi đến du học tại đây, cô mới nhận thức được việc mình sở hữu đôi mắt hai mí bẩm sinh là niềm ganh tị của hầu hết những người bạn Hàn học cùng lớp. “Mình chưa bao giờ nghĩ rằng sẽ có rất nhiều người trầm trồ ghen tị với đôi mắt hai mí của mình cho tới khi đặt chân đến đây”, cô nói. Thậm chí, R còn suýt ngất khi nghe một người bạn Mỹ gốc Hàn Quốc bảo rằng ban đầu đã lầm tưởng cô từng đi cắt mí để có mắt hai mí, vì đã là người châu Á thì ai cũng có mắt một mí cả! Những người bạn học của R hầu hết đều xuất thân từ gia đình khá giả, họ trao đổi về chuyện phẫu thuật thẩm mỹ rất cởi mở, và những ai đã từng đại tu nhan sắc đều thừa nhận chứ chẳng hề ngại ngùng che giấu.
Những tư tưởng như vậy khiến cho xã hội Hàn Quốc trở nên rất cởi mở khi nói về vấn đề phẫu thuật thẩm mỹ. Nhiều ngôi sao Kpop với ngoại hình long lanh như búp bê không ngần ngại tuyên bố từng cậy nhờ dao kéo. Mức độ phủ sóng rộng khắp của họ trên phim ảnh và MV ca nhạc góp phần củng cố niềm tin đổi đời nhờ phẫu thuật thẩm mỹ của giới trẻ Hàn, và người tiêu dùng thì có hàng ngàn lựa chọn các loại mỹ phẩm cũng như các gói phẫu thuật. Chỉ riêng mình quận Kangnam xa xỉ đã có hơn 500 bệnh viện thẩm mỹ. Ủy ban Thương mại Hàn Quốc cho biết ngành công nghiệp thẩm mỹ nước này trị giá ước tính hơn 5 nghìn tỷ won, chiếm tới ¼ tổng giá trị của toàn thế giới.
Tuy nhiên dường như nhiều người Hàn vẫn không muốn tin vào sự thật rằng phẫu thuật thay đổi ngoại hình, đánh lừa mắt người đối diện nhưng bộ gen di truyền thì không hề nói dối. Em gái nhỏ của tôi đã từng hỏi một câu tinh ý rằng có phải một người bạn của tôi đã phẫu thuật thẩm mỹ không, bởi trông cô ấy chẳng có gì giống hai đứa con của mình. Khi tôi đem chuyện này nói với một bác sỹ thẩm mỹ, tôi thật sự sốc khi nghe người đó nói chuyện đó chẳng hề gì, vì “Chỉ cần đem lũ trẻ đến và phẫu thuật thẩm mỹ luôn là xong”.
Nỗi ám ảnh về hình tượng cá nhân, về ngoại hình và “chaemyeon” của người Hàn dường như đã đi quá giới hạn. Nhiều người có khuynh hướng lạm dụng trang điểm và thẩm mỹ để duy trì hình ảnh đẹp của bản thân. Và theo lời J, một người bạn Hàn của tôi thì “Đó chính là một khía cạnh của văn hóa, rằng tốt khoe xấu che và chúng ta chỉ nên phô bày ra những thứ tốt đẹp của bản thân. Đó là quan niệm từ thời phong kiến, và nhà vua cùng các quý tộc rất đề cao chaemyeon cá nhân”. J cũng nói rằng người Hàn rất chú trọng kiểu cách ăn mặc và cách người khác chăm chút vẻ bề ngoài, vì nhìn vào đó ta có thể đánh giá được một người chăm sóc bản thân và quản lý cuộc sống của mình ra sao. “Nếu bạn ăn mặc tuềnh toàng đồng nghĩa với việc bạn không biết chăm sóc bản thân và lo liệu tốt cho cuộc sống của mình”. Chăm chút cho chaemyeon của bản thân là một kỹ năng quan trọng.
Từ khi đến Seoul, tôi đã bắt đầu quan tâm đến chaemyeon của mình hơn, chẳng hạn như đầu tư cho một tủ quần áo sang trọng, tạm biệt quần ngố, dép lê và áo may ô đơn giản, cố gắng chải chuốt hơn mỗi khi ra ngoài…
Nhưng tôi sẽ không sử dụng tấm ảnh đã Photoshop thái quá đó. Vì đó không phải là chính tôi. Và cuồng “chaemyeon” đến mức này thì có vẻ là hơi quá!