Thịt nướng trên đá muối Himalaya ở Sài Gòn khiến thực khách thèm ‘nhỏ dãi’
Món ăn nướng xong sẽ dùng cùng 2 loại là nước chấm chanh dây và cà chua do chủ quán tự pha chế. Vị chua chua và ngọt dịu hòa quyện thêm chút muối mặn từ viên đá tạo thành nét đặc biệt cho món này. Thịt nướng thường được cuốn bánh tráng, ăn kèm rau, dưa leo, thơm (khóm) và bún.
Nội dung bài viết
Nhắc đến đồ nướng, thực khách sành ăn hiện nay có thể kể đến món thịt hoặc hải sản nướng trên viên đá muối, được xem là món mới ở sài gòn
Quy trình thực hiện bắt đầu bằng việc đầu bếp quán phải "khò" trước viên đá muối trên lửa nóng khoảng 3 tiếng đồng hồ. Sau đó, đá giữ nhiệt, đạt độ nóng hoàn hảo và khi bỏ thịt hoặc hải sản lên, món ăn sẽ chín trong tích tắc.
Đá muối được lấy từ mỏ muối khoáng lớn thứ 2 trên thế giới ở Himalaya. Thực phẩm nướng trên chất liệu này phải là loại ngon nhất và không tẩm ướp bất kỳ gia vị nào. Chính vì vậy, khi nướng, độ tươi của thịt vẫn còn nguyên, lại thêm phần đậm đà nhờ vị mặn của muối khoáng.
Khi chưa xử lý, đá muối có màu trắng ngà, hình vuông và khá nặng. Sau vài lần làm nóng và đem ra sử dụng, món ăn sẽ càng ngon hơn. Theo lời chủ quán, mỗi viên đá này có giá lên tới một triệu đồng nhưng chỉ dùng được tối đa 15 lần.
Món ăn nướng xong sẽ dùng cùng 2 loại là nước chấm chanh dây và cà chua do chủ quán tự pha chế. Vị chua chua và ngọt dịu hòa quyện thêm chút muối mặn từ viên đá tạo thành nét đặc biệt cho món này. Thịt nướng thường được cuốn bánh tráng, ăn kèm rau, dưa leo, thơm (khóm) và bún.
Thảo Nghi
Một viên đá muối chỉ sử dụng được 15 lần, sau đó phải thay viên mới. |
Các nguyên liệu không được tẩm ướp, cứ thế đặt lên viên đá muối, sau đó cuốn bánh tráng và chấm nước chanh dây hoặc cà chua. |
Khi chưa xử lý, đá muối có màu trắng ngà, hình vuông và khá nặng. Sau vài lần làm nóng và đem ra sử dụng, món ăn sẽ càng ngon hơn. Theo lời chủ quán, mỗi viên đá này có giá lên tới một triệu đồng nhưng chỉ dùng được tối đa 15 lần.
Thịt và hải sản khi nướng trên đá muối chín rất nhanh và có vị mằn mặn thơm ngon. |
Thảo Nghi