Nỗi khổ khó nói của nữ sinh viên bị hôi miệng
Nhóm thứ hai là hôi miệng là triệu chứng của một bệnh lý thật sự: Bệnh lý tại miệng (sâu răng, viêm nướu, viêm lưỡi, sỏi amiđan, nhiễm nấm do dùng kháng sinh lâu ngày hoặc suy giảm miễn dịch); bệnh lý đường hô hấp (viêm mũi xoang, dị vật mũi, lao phổi, ung thư phổi); bệnh lý tại đường tiêu hóa (trào ngược dạ dày thực quản, ung thư dạ dày); bệnh lý toàn thân (bệnh tiểu đường, suy thận, suy gan, ung thư gan, ung thư máu); bệnh lý tâm thần (trầm cảm, tâm thần phân liệt, ảo tưởng hôi miệng…)
Nội dung bài viết
Tôi năm nay 20 tuổi, đang là sinh viên năm thứ ba của một trường đại học danh tiếng. Phải nói rằng nhan sắc và học vấn của tôi vốn là niềm ao ước của nhiều người. Nhưng tôi lại không có nhiều bạn. Yêu vài người nhưng người ta đến rồi lại đi, chỉ sau những lần hôn đầu. Ban đầu tôi không hiểu lý do vì sao mà mọi người lại xa lánh tôi, khi nói chuyện thì có ý né tránh. Người thiếu tế nhị hơn thì đưa tay che mũi hoặc xua xua như thể tôi là một loại vi rút gây bệnh đáng sợ. Cho đến một ngày tôi tâm sự với mẹ thì mới được mẹ gợi ý “hay là con xem có phải hơi thở của mình có mùi hôi?” Tôi mới vỡ lẽ và vội vàng tìm hiểu về căn bệnh này. Tôi được biết, có hai nhóm nguyên nhân chính dẫn đến hôi miệng. Nhóm thứ nhất hôi miệng là do rối loạn sinh lý như: buổi tối khi ngủ các tuyến nước bọt ngưng hoạt động khiến vi khuẩn sinh sôi nảy nở; do hút thuốc lá; do răng giả hay các dụng cụ nha khoa; do một số thức ăn, sau khi ăn vào được hấp thu vào máu và thải ra ngoài qua phổi như hành, tỏi, rượu, thịt, mỡ…; do các loại thuốc có tác dụng phụ làm khô miệng có thể sẽ gây ra hôi miệng như thuốc kháng histamine, thuốc trị bệnh tâm thần, thuốc điều trị cao huyết áp và một số thuốc giảm đau.
Nhóm thứ hai là hôi miệng là triệu chứng của một bệnh lý thật sự: Bệnh lý tại miệng (sâu răng, viêm nướu, viêm lưỡi, sỏi amiđan, nhiễm nấm do dùng kháng sinh lâu ngày hoặc suy giảm miễn dịch); bệnh lý đường hô hấp (viêm mũi xoang, dị vật mũi, lao phổi, ung thư phổi); bệnh lý tại đường tiêu hóa (trào ngược dạ dày thực quản, ung thư dạ dày); bệnh lý toàn thân (bệnh tiểu đường, suy thận, suy gan, ung thư gan, ung thư máu); bệnh lý tâm thần (trầm cảm, tâm thần phân liệt, ảo tưởng hôi miệng…) Với hi vọng mình thuộc nhóm thứ nhất nên tôi đã làm đủ mọi cách. Tôi uống nhiều nước mỗi ngày. Nước không những giúp làn da, môi căng mọng mà còn giữ miệng không bị khô.
Tôi đánh răng bằng những loại thuốc đánh răng cao cấp, dùng bàn chải đánh lưỡi và nước súc miệng hàng ngày để loại bỏ hết vi khuẩn.
Tôi cũng tốn tiền mua kẹo cao su- thứ mà tôi chưa bao giờ thích- để ăn trước khi nói chuyện với người khác. Rồi mẹ mách tôi nhai lá rau mùi tây, thì là và trà xanh. Ban đầu rất khó ăn nhưng với quyết tâm có hơi thở thơm mát nên tôi đã thử làm mọi cách. Mẹ còn gửi cho tôi một ít đinh hương để nhai trực tiếp hoặc sắc nước uống như pha trà. Mẹ bảo đinh hương có tính sát trùng mạnh mẽ có thể giúp tôi thoát khỏi mùi hôi ở miệng. Anh trai tôi ở Sài Gòn về chơi đem theo cho tôi một lọ dầu cây tràm trà. Hàng ngày đánh răng tôi thường nhỏ một vài giọt dầu cây trà trên bàn chải kèm với kem đánh răng.
Tôi còn học lỏm được bí quyết tự pha nước súc miệng bằng cách lấy dầu cây trà, tinh dầu bạc hà và tinh dầu chanh với số lượng bằng nhau rồi trộn với một ly nước để sử dụng như nước súc miệng, nhất là sau khi ăn hành, tỏi.
Kiên trì thực hiện những biện pháp này, dần dần tôi cũng đẩy lùi được mùi hôi đáng ghét từ miệng. Giờ đây tôi có thể tự tin hơn khi giao tiếp với người khác. Đặc biệt là chuyện tình cảm của tôi cũng nảy nở, thuận lợi hơn. Tôi chưa bao giờ thấy yêu bản thân mình đến thế!
Hi vọng rằng những ai gặp phải tình trạng như tôi cũng sẽ tìm lại và tự tin vào chính mình.
Nhóm thứ hai là hôi miệng là triệu chứng của một bệnh lý thật sự: Bệnh lý tại miệng (sâu răng, viêm nướu, viêm lưỡi, sỏi amiđan, nhiễm nấm do dùng kháng sinh lâu ngày hoặc suy giảm miễn dịch); bệnh lý đường hô hấp (viêm mũi xoang, dị vật mũi, lao phổi, ung thư phổi); bệnh lý tại đường tiêu hóa (trào ngược dạ dày thực quản, ung thư dạ dày); bệnh lý toàn thân (bệnh tiểu đường, suy thận, suy gan, ung thư gan, ung thư máu); bệnh lý tâm thần (trầm cảm, tâm thần phân liệt, ảo tưởng hôi miệng…)
Tôi đánh răng bằng những loại thuốc đánh răng cao cấp, dùng bàn chải đánh lưỡi và nước súc miệng hàng ngày để loại bỏ hết vi khuẩn.
Tôi cũng tốn tiền mua kẹo cao su- thứ mà tôi chưa bao giờ thích- để ăn trước khi nói chuyện với người khác.
Tôi còn học lỏm được bí quyết tự pha nước súc miệng bằng cách lấy dầu cây trà, tinh dầu bạc hà và tinh dầu chanh với số lượng bằng nhau rồi trộn với một ly nước để sử dụng như nước súc miệng, nhất là sau khi ăn hành, tỏi.
Kiên trì thực hiện những biện pháp này, dần dần tôi cũng đẩy lùi được mùi hôi đáng ghét từ miệng. Giờ đây tôi có thể tự tin hơn khi giao tiếp với người khác. Đặc biệt là chuyện tình cảm của tôi cũng nảy nở, thuận lợi hơn. Tôi chưa bao giờ thấy yêu bản thân mình đến thế!
Hi vọng rằng những ai gặp phải tình trạng như tôi cũng sẽ tìm lại và tự tin vào chính mình.