Những hành động ‘xấu xí’ của du khách khi du lịch
Việc không kiểm soát chặt chẽ tại một số điểm du lịch và sự vô ý thức của một số du khách đã tác động tiêu cực đến môi trường, hệ sinh thái, hủy hoại cảnh quan thiên nhiên.
Nội dung bài viết
Những hành động "xấu xí" của du khách thời gian gần đây ngày càng gia tăng như xả rác, bôi bẩn...
Khắc chữ, bôi bẩn trong hang động
Tại một số hang động nổi tiếng của vịnh Hạ Long, kỳ quan thiên nhiên thế giới cũng xuất hiện nhiều bút tích hay ký tự nước ngoài được khắc vẽ, bôi bẩn. Ngay lối vào bên tay trái của hang Đầu Gỗ, nơi có nhiều trụ cột, măng đá toát lên vẻ hoang sơ đã bị những chữ viết, ký tự, chủ yếu là chữ Trung Quốc làm cho cảnh quan ở đây xấu xí, nhiều chỗ bị loang lổ màu sơn.
Để viết được những dòng chữ này, người ta phải đu dây, hoặc lắp các dàn giáo sắt lên đến sát trần hang mới có thể viết được. Có chữ khắc sâu vào trong đá, nhưng cũng có chữ được viết bằng mực hoặc sơn, rất khó tẩy xóa.
Rác thải ở nhiều nơi
lý sơn được ví như "đảo tiên" nằm giữa biển khơi với làn nước trong xanh, phong cảnh thiên nhiên hoang sơ, quyến rũ lòng người. Nhưng thời gian gần đây, mọi người tới Lý Sơn vô cùng ngạc nhiên khi những điểm tham quan tràn ngập rác do khách du lịch thiếu ý thức.
Rác bị vứt khắp nơi, nhiều nhất là ở hang Câu hay cổng Tò Vò. Đây là những điểm thu hút khách du lịch vì thế lượng người đến rất đông nhưng không có ý thức bảo vệ môi trường. Khách cắm trại rồi xả rác ngay tại chỗ. Trên bờ biển, hàng trăm túi ni lông trôi nổi, theo sóng dạt vào bờ.
Trên đảo có một nhà máy xử lý rác dạng đốt lò thủ công, công suất mỗi ngày tối đa khoảng 3 tấn. Trong khi đó, hàng ngày, lượng rác thải thu gom trên đảo khoảng 10 tấn, và lượng rác thải từ dân cư khoảng 20 tấn.
Không chỉ Lý Sơn, trước đó, các bãi biển như Cửa Lò (Nghệ An), Hạ Long (Quảng Ninh) hay các vùng biển khác khách đổ về tắm biển cũng vô ý thức vứt vỏ trái cây, túi nilon, hộp xốp, vỏ chai, lon bia... dọc các bãi biển khiến những bãi tắm đẹp bỗng dưng trở nên nhếch nhác, bẩn thỉu.
Cạo thạch nhũ, bôi bẩn tượng
Ở một số điểm du lịch như chùa Hương (Hà Nội), chùa Bái Đính (Ninh Bình) hay hệ thống hang động Phong Nha - Kẻ Bàng (Quảng Bình) cũng xảy ra một số tình trạng sờ, cạo thạch nhũ để lấy may. Trong động Hương Tích, nhiều những nhũ đã đã bị sờ khiến biến thành một màu khác.
Tại cây vàng, nhiều du khách sờ vào mong muốn một năm sung túc khiến cho nhũ đá cũng bị bôi bẩn. Ở chùa Bái Đính tình trạng xảy ra tương tự với các bức tượng đá đầu bị sờ bóng loáng, chuyển màu.
Ở Phong Nha - Kẻ Bàng, nhiều cột thạch nhũ thiên tạo tuyệt đẹp đã bị một số du khách vô ý thức cạo sần sùi hoặc sờ vào khiến cho nhũ đá bị thâm đen. Một số nhũ đá còn bị đập để mang về. Một số góc khuất, mùi xú uế còn bốc lên nồng nặc, nhất là lúc trời nắng. Nhiều người tiểu tiện ngay trong hang động khiến cho môi trường bị ô nhiễm, bốc mùi.
Hành vi phản cảm ở các điểm di tích
Một số các điểm di tích lịch sử, nhiều người còn trèo cưỡi lên các con ngựa đá ở ngoài cổng, ngồi lên đầu rùa, đánh đu trên các bức tượng hoặc chụp những bức ảnh mang tính phô diễn, phản cảm ở một vài địa điểm.
Những hành vi thiếu ý thức của khách du lịch diễn ra ở nhiều nơi và nhiều người còn khoe trên các diễn đàn mạng hay các trang cá nhân khiến cho hình ảnh khách du lịch càng trở nên xấu xí.
Trao đổi với VnExpress, ông Hà Văn Siêu, Phó Tổng cục Du lịch Việt Nam cho biết tình trạng buông lỏng quản lý ở một số nơi mà không có sự kiểm soát chặt chẽ cộng với sự vô ý thức của một bộ phận du khách sẽ có tác động đến vấn đề môi trường, hủy hoại những cảnh quan thiên nhiên hoang sơ.
Ông cũng cho biết ngoài việc quản lý chặt chẽ, chính quyền địa phương ra tay xử lý, làm đến nơi đến chốn thì vấn đề tuyên truyền nâng cao nhận thức cho du khách cũng cần được chú trọng. Tổng cục Du lịch từ lâu đã ban hành một số bộ quy tắc về ứng xử trong du lịch, các đơn vị lữ hành, các hướng dẫn viên cần tuyên truyền trực tiếp cho khách tại mỗi địa điểm du khách tham quan.
"Việc du khách thiếu ý thức trong du lịch vẫn luôn là một vấn đề nan giải chưa có hướng giải quyết. Chúng tôi cũng sẽ cùng các ngành chức năng cố gắng trong việc tuyên truyền ý thức cho du khách, nghiên cứu các hướng xử phạt để góp phần tạo nên một môi trường du lịch trong sạch", ông Siêu cho hay.
Xem thêm: Du khách đi đâu cũng gặp rác ở Lý Sơn
Anh Phương
Khắc chữ, bôi bẩn trong hang động
Tại một số hang động nổi tiếng của vịnh Hạ Long, kỳ quan thiên nhiên thế giới cũng xuất hiện nhiều bút tích hay ký tự nước ngoài được khắc vẽ, bôi bẩn. Ngay lối vào bên tay trái của hang Đầu Gỗ, nơi có nhiều trụ cột, măng đá toát lên vẻ hoang sơ đã bị những chữ viết, ký tự, chủ yếu là chữ Trung Quốc làm cho cảnh quan ở đây xấu xí, nhiều chỗ bị loang lổ màu sơn.
Để viết được những dòng chữ này, người ta phải đu dây, hoặc lắp các dàn giáo sắt lên đến sát trần hang mới có thể viết được. Có chữ khắc sâu vào trong đá, nhưng cũng có chữ được viết bằng mực hoặc sơn, rất khó tẩy xóa.
Trên trần hang Đầu Gỗ nơi xuất hiện nhiều chữ Trung Quốc nhất trong các hang. Ảnh: Minh Cương |
lý sơn được ví như "đảo tiên" nằm giữa biển khơi với làn nước trong xanh, phong cảnh thiên nhiên hoang sơ, quyến rũ lòng người. Nhưng thời gian gần đây, mọi người tới Lý Sơn vô cùng ngạc nhiên khi những điểm tham quan tràn ngập rác do khách du lịch thiếu ý thức.
Rác bị vứt khắp nơi, nhiều nhất là ở hang Câu hay cổng Tò Vò. Đây là những điểm thu hút khách du lịch vì thế lượng người đến rất đông nhưng không có ý thức bảo vệ môi trường. Khách cắm trại rồi xả rác ngay tại chỗ. Trên bờ biển, hàng trăm túi ni lông trôi nổi, theo sóng dạt vào bờ.
Trên đảo có một nhà máy xử lý rác dạng đốt lò thủ công, công suất mỗi ngày tối đa khoảng 3 tấn. Trong khi đó, hàng ngày, lượng rác thải thu gom trên đảo khoảng 10 tấn, và lượng rác thải từ dân cư khoảng 20 tấn.
Rác ở cổng Tò Vò hầu hết trôi từ nơi khác đến. Ảnh: Nguyễn Châu. |
Cạo thạch nhũ, bôi bẩn tượng
Ở một số điểm du lịch như chùa Hương (Hà Nội), chùa Bái Đính (Ninh Bình) hay hệ thống hang động Phong Nha - Kẻ Bàng (Quảng Bình) cũng xảy ra một số tình trạng sờ, cạo thạch nhũ để lấy may. Trong động Hương Tích, nhiều những nhũ đã đã bị sờ khiến biến thành một màu khác.
Tại cây vàng, nhiều du khách sờ vào mong muốn một năm sung túc khiến cho nhũ đá cũng bị bôi bẩn. Ở chùa Bái Đính tình trạng xảy ra tương tự với các bức tượng đá đầu bị sờ bóng loáng, chuyển màu.
Ở Phong Nha - Kẻ Bàng, nhiều cột thạch nhũ thiên tạo tuyệt đẹp đã bị một số du khách vô ý thức cạo sần sùi hoặc sờ vào khiến cho nhũ đá bị thâm đen. Một số nhũ đá còn bị đập để mang về. Một số góc khuất, mùi xú uế còn bốc lên nồng nặc, nhất là lúc trời nắng. Nhiều người tiểu tiện ngay trong hang động khiến cho môi trường bị ô nhiễm, bốc mùi.
Hành vi phản cảm ở các điểm di tích
Một số các điểm di tích lịch sử, nhiều người còn trèo cưỡi lên các con ngựa đá ở ngoài cổng, ngồi lên đầu rùa, đánh đu trên các bức tượng hoặc chụp những bức ảnh mang tính phô diễn, phản cảm ở một vài địa điểm.
Những hành vi thiếu ý thức của khách du lịch diễn ra ở nhiều nơi và nhiều người còn khoe trên các diễn đàn mạng hay các trang cá nhân khiến cho hình ảnh khách du lịch càng trở nên xấu xí.
Trao đổi với VnExpress, ông Hà Văn Siêu, Phó Tổng cục Du lịch Việt Nam cho biết tình trạng buông lỏng quản lý ở một số nơi mà không có sự kiểm soát chặt chẽ cộng với sự vô ý thức của một bộ phận du khách sẽ có tác động đến vấn đề môi trường, hủy hoại những cảnh quan thiên nhiên hoang sơ.
Ông cũng cho biết ngoài việc quản lý chặt chẽ, chính quyền địa phương ra tay xử lý, làm đến nơi đến chốn thì vấn đề tuyên truyền nâng cao nhận thức cho du khách cũng cần được chú trọng. Tổng cục Du lịch từ lâu đã ban hành một số bộ quy tắc về ứng xử trong du lịch, các đơn vị lữ hành, các hướng dẫn viên cần tuyên truyền trực tiếp cho khách tại mỗi địa điểm du khách tham quan.
"Việc du khách thiếu ý thức trong du lịch vẫn luôn là một vấn đề nan giải chưa có hướng giải quyết. Chúng tôi cũng sẽ cùng các ngành chức năng cố gắng trong việc tuyên truyền ý thức cho du khách, nghiên cứu các hướng xử phạt để góp phần tạo nên một môi trường du lịch trong sạch", ông Siêu cho hay.
Xem thêm: Du khách đi đâu cũng gặp rác ở Lý Sơn
Anh Phương