Nhâm nhi đặc sản lợn Mán của người Mường
Ngoài những món ăn kể trên, lợn Mán còn được chế biến thành các món ăn vừa lạ vừa ngon miệng như: Chả lá móc mật, chả cuốn lá bưởi, chả cuốn lá lốt, thịt lợn mán hấp sả, thịt quay...
Nội dung bài viết
Lợn Mán (hay còn gọi là lợn cắp nách) là loại lợn thân hình dài, mõm nhọn, tai nhỏ, chân gầy, lông dài và cứng, được nuôi trong điều kiện tự nhiên, chăn thả trong rừng, chỉ ăn cây, cỏ, không ăn các loại thức ăn công nghiệp nên thịt chắc, nhiều nạc, ít mỡ, thơm ngon và có vị ngọt thịt tự nhiên khi ăn.
Vào những ngày lễ Tết hay hội hè, người Mường ở Hòa Bình lại mổ lợn, chế biến thành những món ăn như luộc, món nướng, rựa mận, chả quấn lá móc mật, món lòng lợn..... để ăn mừng. Khi làm lông lợn, bà con dân tộc Mường không giội nước sôi làm lông lợn như thịt lợn bình thường mà phải thui rơm hoặc danh lợp nhà có dính bồ hóng, như vậy sẽ giữ được nguyên hương vị tự nhiên của thịt mà không bị nhạt và da lợn có màu vàng như màu mật ong.
Ngon nhất phải kể đến món thịt nướng. Thịt lợn Mán chọn loại vừa thịt vừa da, rửa sạch, thái thành từng lát mỏng. Ướp thịt với các loại gia vị như riềng, sả, mắm tôm, mẻ, nước mắm, rượu trắng, hạt dổi, lá móc mật... Để khoảng 30 phút sau đó cho lên vỉ và nướng trên than hồng. Thịt nướng chín có màu vàng ươm, cháy cạnh cùng hương thơm lan tỏa, quyến rũ.
Nếu không muốn ăn món nướng, thì thịt luộc là một lựa chọn tốt cho bạn. Thịt lợn được xẻ thành từng phần nhỏ, rửa sạch và cho vào nồi luộc chín. Không nên luộc thịt chín quá vì sẽ làm thịt săn lại và mất đi vị ngọt đặc trưng của lợn Mán. Với người dân tộc Mường, thịt luộc không chấm với nước mắm mà chấm với một loại thức chấm đặc trưng ở nơi đây đó là muối trộn với hạt dổi. Muối trắng rang khô, giã nát cùng hạt dổi, khi ăn có vị đậm đà cùng hương thơm của hạt dổi rất lạ miệng.
Trong cái thời tiết se se lạnh của núi rừng, rựa mận với hương vị nồng nàn là món ăn không thể bỏ qua. Chân giò là nguyên liệu chín để chế biến món ăn này. Chân giò rửa sạch, chặt thành từng khúc vừa ăn, ướp chân giò với các loại gia vị như riềng, mẻ, muối, mắn tôm... để khoảng 30 phút cho ngấm gia vị là được. Sau đó cho vào nồi nấu, để lửa nhỏ và đảo đều tay, khi thịt gần chín tưới vào một ít tiết lợn để món ăn có màu mận chín đẹp mắt.
Trong bàn tiệc của người Mường không thể thiếu món canh Loóng. Đây là món ăn được nấu từ ruột cây chuối rừng, nước luộc thịt, xương và lá lốt. Cây chuối rừng đốn về, bóc vỏ ngoài lấy nõn thái mỏng, nhỏ, bóp với muối để xả chất chát. Đặt nồi lên bếp, cho xương lợn vào ninh, khi sôi thì cho nõn chuối rừng vào nấu chín, rắc vào chút hạt dổi nướng giã nhỏ, cùng lá lốt thái sợi và nêm lại gia vị vừa ăn là được. Đây là món canh rất thanh mát, ngọt, không ngán, mang đậm linh hồn của người Mường ở đây nói riêng và người dân tộc vùng núi Tây Bắc nói chung.
Ngoài những món ăn kể trên, lợn Mán còn được chế biến thành các món ăn vừa lạ vừa ngon miệng như: Chả lá móc mật, chả cuốn lá bưởi, chả cuốn lá lốt, thịt lợn mán hấp sả, thịt quay...
Ngọc Miên
Vào những ngày lễ Tết hay hội hè, người Mường ở Hòa Bình lại mổ lợn, chế biến thành những món ăn như luộc, món nướng, rựa mận, chả quấn lá móc mật, món lòng lợn..... để ăn mừng. Khi làm lông lợn, bà con dân tộc Mường không giội nước sôi làm lông lợn như thịt lợn bình thường mà phải thui rơm hoặc danh lợp nhà có dính bồ hóng, như vậy sẽ giữ được nguyên hương vị tự nhiên của thịt mà không bị nhạt và da lợn có màu vàng như màu mật ong.
Thịt lợn Mán ít mỡ, ăn có vị ngon rất ngon và không có cảm giác ngấy. Ảnh: M.T. |
Nếu không muốn ăn món nướng, thì thịt luộc là một lựa chọn tốt cho bạn. Thịt lợn được xẻ thành từng phần nhỏ, rửa sạch và cho vào nồi luộc chín. Không nên luộc thịt chín quá vì sẽ làm thịt săn lại và mất đi vị ngọt đặc trưng của lợn Mán. Với người dân tộc Mường, thịt luộc không chấm với nước mắm mà chấm với một loại thức chấm đặc trưng ở nơi đây đó là muối trộn với hạt dổi. Muối trắng rang khô, giã nát cùng hạt dổi, khi ăn có vị đậm đà cùng hương thơm của hạt dổi rất lạ miệng.
Trong mâm cỗ của người Mường, nhưng món ăn từ thịt lợn Mán là điều không thể thiếu. Ảnh: N.M. |
Trong bàn tiệc của người Mường không thể thiếu món canh Loóng. Đây là món ăn được nấu từ ruột cây chuối rừng, nước luộc thịt, xương và lá lốt. Cây chuối rừng đốn về, bóc vỏ ngoài lấy nõn thái mỏng, nhỏ, bóp với muối để xả chất chát. Đặt nồi lên bếp, cho xương lợn vào ninh, khi sôi thì cho nõn chuối rừng vào nấu chín, rắc vào chút hạt dổi nướng giã nhỏ, cùng lá lốt thái sợi và nêm lại gia vị vừa ăn là được. Đây là món canh rất thanh mát, ngọt, không ngán, mang đậm linh hồn của người Mường ở đây nói riêng và người dân tộc vùng núi Tây Bắc nói chung.
Ngoài những món ăn kể trên, lợn Mán còn được chế biến thành các món ăn vừa lạ vừa ngon miệng như: Chả lá móc mật, chả cuốn lá bưởi, chả cuốn lá lốt, thịt lợn mán hấp sả, thịt quay...
Ngọc Miên