Món cháo ‘cháo ấu tẩu‘ vị đắng lạ miệng đặc sản Hà Giang
Hiện nay, cháo ấu tẩu đã được mang đi khắp trong Nam, ngoài Bắc. Với nhiều người món cháo không chỉ là món ăn lót dạ, mà còn là một thú vui rất tốt cho sức khỏe.
Nội dung bài viết
Qua cách chế biến tài tình của đồng bào Tây Bắc, nó trở thành món ăn có ích cho sức khỏe.
củ ấu tẩu thường có ở các tỉnh phía Bắc Việt Nam. Bề ngoài giống củ ấu miền xuôi, nhưng là 2 loại hoàn toàn khác biệt. Củ ấu tẩu mọc trên đá, rất cứng và độc. Trong y học, ấu tẩu có tác dụng chữa bệnh rất tốt, đặc biệt dùng ngâm rượu thuốc xoa bóp xương khớp. Theo người bản xứ, ăn trực tiếp củ ấu tẩu có thể gây tử vong. Từng có trường hợp chết vì uống nhầm rượu thuốc bóp củ ấu tẩu.
Không biết tự bao giờ các món ăn từ củ ấu tẩu hình thành, trở thành nét riêng ở nơi đây. Món cháo ấu tẩu là một nét đặc sắc mỗi khi nhắc đến cao nguyên đá Hà Giang. Theo bà Hương, một chủ quán cháo ấu tẩu nổi tiếng đất Hà Giang, phải có bí quyết trong chế biến nguyên liệu này.
Trước khi nấu cháo, củ ấu tẩu phải được ngâm trong nước gạo, sau đó ninh cho đến lúc bở tơi, rồi mới đem tán nhuyễn, nấu cùng với gạo tẻ, nếp cái, chân giò. "Củ ấu tẩu rất cứng, khi nấu rửa sạch củ rồi thả vào nồi, cứ thế ninh đến lúc nào nó tự nhừ mới được. Do độc tính cao, nên một xoong cháo to để bán chỉ dùng vài củ", bà chủ quán có kinh nghiệm 30 năm bật mí.
Cháo ấu tẩu ăn kèm thịt băm, các loại rau thơm, tiêu, hay măng chua. Bên cạnh vị bùi, béo ngậy và dễ nhận ra bát cháo hơi đắng, lạ miệng. Với những du khách đi một chặng đường xa đến hà giang mà được ăn một bán cháo ấu tẩu sẽ thấy cơ thể sảng khoái, người khỏe khoắn trở lại, đầu óc minh mẫn, hào hứng hơn.
Cháo ấu tẩu có cả bốn mùa nhưng điểm thú vị là chỉ bán vào buổi tối. Theo bà chủ quán này, cháo ăn buổi tối sẽ có tác dụng tốt nhất qua giấc ngủ đêm. Món ăn giúp thư giãn gân cốt, giảm đau xương nhức cơ, hồi phục sinh lực.
Hiện nay, cháo ấu tẩu đã được mang đi khắp trong Nam, ngoài Bắc. Với nhiều người món cháo không chỉ là món ăn lót dạ, mà còn là một thú vui rất tốt cho sức khỏe.
Phan Dương
củ ấu tẩu thường có ở các tỉnh phía Bắc Việt Nam. Bề ngoài giống củ ấu miền xuôi, nhưng là 2 loại hoàn toàn khác biệt. Củ ấu tẩu mọc trên đá, rất cứng và độc. Trong y học, ấu tẩu có tác dụng chữa bệnh rất tốt, đặc biệt dùng ngâm rượu thuốc xoa bóp xương khớp. Theo người bản xứ, ăn trực tiếp củ ấu tẩu có thể gây tử vong. Từng có trường hợp chết vì uống nhầm rượu thuốc bóp củ ấu tẩu.
Thoạt nhìn không ít người nhầm củ ấu tẩu với củ ấu miền xuôi. Song củ ấu tẩu rất cứng, không dễ gì đập ra được. Để chế biến món ăn, đồng bào ở đây phải ninh vài giờ. Ảnh: Phan Dương. |
Trước khi nấu cháo, củ ấu tẩu phải được ngâm trong nước gạo, sau đó ninh cho đến lúc bở tơi, rồi mới đem tán nhuyễn, nấu cùng với gạo tẻ, nếp cái, chân giò. "Củ ấu tẩu rất cứng, khi nấu rửa sạch củ rồi thả vào nồi, cứ thế ninh đến lúc nào nó tự nhừ mới được. Do độc tính cao, nên một xoong cháo to để bán chỉ dùng vài củ", bà chủ quán có kinh nghiệm 30 năm bật mí.
Màu vàng sậm, vị đắng nhẹ là nét đặc trưng của món cháo ấu tẩu. Ảnh: Phan Dương. |
Cháo ấu tẩu có cả bốn mùa nhưng điểm thú vị là chỉ bán vào buổi tối. Theo bà chủ quán này, cháo ăn buổi tối sẽ có tác dụng tốt nhất qua giấc ngủ đêm. Món ăn giúp thư giãn gân cốt, giảm đau xương nhức cơ, hồi phục sinh lực.
Hiện nay, cháo ấu tẩu đã được mang đi khắp trong Nam, ngoài Bắc. Với nhiều người món cháo không chỉ là món ăn lót dạ, mà còn là một thú vui rất tốt cho sức khỏe.
Phan Dương