Ghé thăm bảo tàng giày ở Toronto
Bạn sẽ được chiêm ngưỡng đủ mọi kiểu giày dép tại đây, kể cả những đôi đã từng được người nổi tiếng sử dụng.
Nội dung bài viết
bata Shoe Museum ( bảo tàng giày) nằm ở trung tâm thành phố, ngay gần khuôn viên Đại học toronto và được thành lập bởi Sonja Bata.
Câu chuyện bắt đầu từ năm 1939, khi bà Sonja chu du khắp thế giới cùng chồng là Thomas J.Bata vì công việc làm ăn. Bà thu thập các mẫu giày dép truyền thống ở mọi nơi mình đặt chân đến và tạo thành một bộ sưu tập. Năm 1979, gia đình Bata thành lập Bata Shoe Museum Foundation (Tổ chức bảo tàng giày Bata), là viện nghiên cứu quốc tế về giày dép, đồng thời là nơi lưu giữ bộ sưu tập. Viện bảo tàng hiện tại mở cửa từ 6/5/1995, có diện tích gần 12.000 mét vuông, được thiết kể bởi Raymond Moriyama.
Sau khi được chiêm ngưỡng bộ sưu tập giày khổng lồ của bà Sonja, kiến trúc sư Moriyama ngay lập tức muốn vẽ nên một tòa nhà miêu tả được cảm giác của ông. “Tôi bị ấn tượng mạnh bởi những dãy hộp chất cao khắp nơi. Giày được để trong hộp để chống nắng, chống bụi và tránh ẩm. Vai trò của chiếc hộp là hết sức quan trọng”. Với những suy nghĩ đó, Moriyama đã cho ra đời một viện bảo tàng hình chiếc hộp giày.
Bata Shoe Museum là nơi trưng bày bộ sưu tập giày dép lớn và đầy đủ nhất thế giới. Tòa nhà gồm 4 tầng, với 4 phòng triển lãm, hai phòng đa chức năng, một tiệm quà tặng và nhiều văn phòng khác.
Mỗi phòng triển lãm lại mang một chủ đề riêng, tạm dịch là: “Tất cả về giày”, “Giày của thổ dân Bắc Mỹ”, “Câu chuyện về việc đóng giày trên thế giới” và “Văn hóa giày thể thao”.
Bộ sưu tập lưu giữ gần như toàn bộ các kiểu giày dép của mọi nền văn hóa trên thế giới từ cổ chí kim. Tổng cộng ít nhất 13.000 hiện vật đang được trưng bày, có hiện vật đã 4.500 tuổi. Một vài ví dụ tiêu biểu là: dép của người Ai Cập cổ đại, giày đi trên tuyết của người Nhật, Paduka bằng bạc của Ấn Độ, dép đính hạt của thổ dân Bắc Mỹ… Đặc biệt, các mẫu thiết kế giày trong thế kỷ 20 của nhiều thương hiệu nổi tiếng như Elsa Schiaparelli, Salvatore Ferragamo, Vivienne Westwood… cũng có mặt trong bộ sưu tập.
Một phần hấp dẫn nữa của viện bảo tàng là khu vực triển lãm giày dép của những nhân vật tên tuổi, bao gồm: dép của Nữ hoàng Victoria, đôi giày ống màu bạc của ca sĩ Elton John, giày chạy của huyền thoại Elvis Presley, giày cao bồi của thành viên ban nhạc The Beatle – John Lennon, giày sọc vằn của danh họa Picasso…
Bata Shoe Museum đồng thời là viện nghiên cứu giày dép có uy tín trên thế giới, chuyên tìm hiểu về vai trò của giày dép trong đời sống văn hóa xã hội của nhân loại. Nếu bạn yêu thích giày dép và các viện bảo tàng thì Bata Shoe Museum ở thành phố Toronto là một gợi ý thú vị dành cho chuyến du lịch của bạn.
Kenzie - Ngọc Anh (Tổng hợp)
Viện bảo tàng hình chiếc hộp giày. Ảnh: Tumblr |
Sau khi được chiêm ngưỡng bộ sưu tập giày khổng lồ của bà Sonja, kiến trúc sư Moriyama ngay lập tức muốn vẽ nên một tòa nhà miêu tả được cảm giác của ông. “Tôi bị ấn tượng mạnh bởi những dãy hộp chất cao khắp nơi. Giày được để trong hộp để chống nắng, chống bụi và tránh ẩm. Vai trò của chiếc hộp là hết sức quan trọng”. Với những suy nghĩ đó, Moriyama đã cho ra đời một viện bảo tàng hình chiếc hộp giày.
Bata Shoe Museum là nơi trưng bày bộ sưu tập giày dép lớn và đầy đủ nhất thế giới. Tòa nhà gồm 4 tầng, với 4 phòng triển lãm, hai phòng đa chức năng, một tiệm quà tặng và nhiều văn phòng khác.
Mỗi phòng triển lãm lại mang một chủ đề riêng, tạm dịch là: “Tất cả về giày”, “Giày của thổ dân Bắc Mỹ”, “Câu chuyện về việc đóng giày trên thế giới” và “Văn hóa giày thể thao”.
Ủng lông của thổ dân. Ảnh: News.cn |
Một phần hấp dẫn nữa của viện bảo tàng là khu vực triển lãm giày dép của những nhân vật tên tuổi, bao gồm: dép của Nữ hoàng Victoria, đôi giày ống màu bạc của ca sĩ Elton John, giày chạy của huyền thoại Elvis Presley, giày cao bồi của thành viên ban nhạc The Beatle – John Lennon, giày sọc vằn của danh họa Picasso…
Những đôi giày bó chân làm hoàn toàn bằng thủ công dành riêng cho phụ nữ Trung Quốc thời phong kiến. Ảnh: News.cn |
Kenzie - Ngọc Anh (Tổng hợp)